Công tác Khoa giáo
Tri Tôn chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer đón lễ Sene Đolta
- Được đăng: Thứ năm, 22 Tháng 9 2022 13:59
- Lượt xem: 1162
(TUAG)- Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và các ngành có liên quan đến công tác dân tộc trên địa bàn huyện, những ngày qua, Huyện ủy, UBND huyện, UBMTTQVN huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cùng các ban, ngành và các địa phương đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc mừng và tặng quà cho các chùa Nam tông, gia đình chính sách, sư sãi, người có uy tín là đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp chào mừng lễ Sene Đolta năm 2022, giúp bà con dân tộc Khmer đón lễ thêm vui tươi, hạnh phúc.
Trao tặng 300 phần quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách của xã Ô Lâm và thị trấn Cô Tô và 30 phần quà cho các em học sinh Khmer có hoàn cảnh khó khăn của trường THCS, trường Tiểu học A, B Ô Lâm
Lễ Sene Đolta năm 2022 diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 24-26/9/2022 dương lịch (nhằm ngày 29, 30/8 - 01/9 âm lịch). Với mục đích thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành có liên quan đến công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn huyện; tạo không khí vui tươi, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Khmer; tăng cường và giữ gìn sự đoàn kết các dân tộc; tạo động lực, động viên tinh thần cho đồng bào dân tộc trong lao động, học tập, sinh hoạt tôn giáo, vui chơi giải trí, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phòng Dân tộc huyện Tri Tôn đã tham mưu lãnh đạo huyện thành lập các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà tại các điểm chùa Nam tông Khmer và các vị hòa thượng, thượng tọa, sư sãi, à cha; các hộ gia đình chính sách tiêu biểu là người dân tộc Khmer, thăm hỏi người có uy tín trong đồng bào dân tộc trên địa bàn.
Bà Néang Sâm Bô, Trưởng Phòng Dân Tộc huyện Tri Tôn chia sẻ: “Hàng năm được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương, huyện, tỉnh đều chăm lo hỗ trợ người dân có điều kiện đón các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc đầm ấm. Tổ chức nhiều đoàn đến thăm các chùa Khmer, gia đình chính sách khó khăn, người có uy tín. Riêng năm nay lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến thăm chúc mừng 37 chùa Khmer, 40 người có uy tín và 30 hội chính sách vùng dân tộc với tổng 165 phần quà, trị giá 130 triệu đồng”.
Tại mỗi nơi đến thăm lãnh đạo huyện Tri Tôn thông tin tình hình phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch của huyện, trong đó trân trọng sự đóng góp của bà con Khmer và các chùa đã tiếp sức cho chính quyền tuyên truyền vận động người dân chăm lo lao động sản xuất, vươn lên cuộc sống, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Đại đức Chau Ráp, sư cả chùa Bưng, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cho biết: “Thời gian qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống người dân trong phum sóc, như thường xuyên tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cho bà con hiểu biết và thực hiện tốt. hỗ trợ nhà ở, cấp vốn vay phát triển kinh tế gia đình, tặng quà người dân khó khăn. Đặc biệt các dịp lễ tết đồng bào dân tộc, như lễ Sene Đolta năm nay chính quyền địa phương tổ chức các đoàn đến thăm tặng quà nhà chùa, các vị sư sãi, và tổ chức Tết Quân-Dân tạo không khí vui tươi phấn khởi, nên bà con phật tử rất vui, rất biết ơn đến Đảng và Nhà nước”.
Đặc biệt là trong điều kiện đời sống kinh tế của bà con dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn vẫn còn nhiều khó khăn do vừa trải qua đại dịch COVID-19, chính vì vậy, những lời thăm hỏi, những phần quà tuy giá trị chưa lớn, nhưng đã mang lại ý nghĩa lớn đối với bà con dân tộc Khmer trong dịp lễ Sene Đolta năm nay.
Ông Pông Tôk, người dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn chia sẻ: “Không chỉ lễ Sene Đolta mà còn các dịp lễ khác, chính quyền địa phương đều quan tâm đến bà con Khmer ở vùng này. Có khi đem quà đến tặng, rồi chúc mừng, dặn dò cách sống làm sao để cuộc sống phát triển hơn, không còn đói nghèo, nên người dân rất là mừng, cố gắng thực hiện cho được các ý kiến dặn dò của chính quyền địa phương, tuyên truyền con cháu, bà con trong phum sóc tích cực chí thú làm ăn và tham gia các phong trào do địa phương phát động”.
Bên cạnh hoạt động thăm hỏi, tặng quà, dịp lễ Sene Đolta năm 2022 này huyện Tri Tôn còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí như chương trình biểu diễn dù lượn với chủ đề “Bay giữa mùa lễ hội” tại Khu Thể thao du lịch Tà Pạ - Soài Chek, xã Núi Tô, qua đó mong muốn mang lại cho đồng bào dân tộc có một mùa lễ Sene Đolta an vui, hạnh phúc.
Bà Néang Sâm Bô, Trưởng Phòng Dân Tộc huyện Tri Tôn, cho biết thêm: “Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương rất mong muốn cho bà con vùng dân tộc đón lễ Sene Đolta ấm cúng, thắm tình đoàn kết. Đồng thời phát huy nét đẹp truyền thống chung tay cùng đồng bào dân tộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các lễ hội, thu hút phát triển du lịch nhân các lễ hội truyền thống. Mong muốn của chính quyền địa phương là người dân thấu hiểu được sự quan tâm từ đó tự thân vươn lên phấn đấu lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng phum sóc ngày càng văn minh giàu đẹp”.
Toàn huyện Tri Tôn có trên 34% dân số là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại 10/15 xã, thị trấn của huyện. Lễ Sene Đolta năm nay diễn ra trong bối cảnh điều kiện kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn, nhưng tin rằng, với sự quan tâm của tỉnh, huyện và các địa phương, bà con dân tộc Khmer huyện miền núi Tri Tôn sẽ đón lễ Sene Đolta năm 2022 trong an lành, hạnh phúc, giúp huyện Tri Tôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Khmer, giữ gìn tốt khối đoàn kết giữa các dân tộc tại địa phương.
Trao tặng 300 phần quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách của xã Ô Lâm và thị trấn Cô Tô và 30 phần quà cho các em học sinh Khmer có hoàn cảnh khó khăn của trường THCS, trường Tiểu học A, B Ô Lâm
Lễ Sene Đolta năm 2022 diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 24-26/9/2022 dương lịch (nhằm ngày 29, 30/8 - 01/9 âm lịch). Với mục đích thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành có liên quan đến công tác dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn huyện; tạo không khí vui tươi, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Khmer; tăng cường và giữ gìn sự đoàn kết các dân tộc; tạo động lực, động viên tinh thần cho đồng bào dân tộc trong lao động, học tập, sinh hoạt tôn giáo, vui chơi giải trí, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phòng Dân tộc huyện Tri Tôn đã tham mưu lãnh đạo huyện thành lập các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà tại các điểm chùa Nam tông Khmer và các vị hòa thượng, thượng tọa, sư sãi, à cha; các hộ gia đình chính sách tiêu biểu là người dân tộc Khmer, thăm hỏi người có uy tín trong đồng bào dân tộc trên địa bàn.
Bà Néang Sâm Bô, Trưởng Phòng Dân Tộc huyện Tri Tôn chia sẻ: “Hàng năm được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương, huyện, tỉnh đều chăm lo hỗ trợ người dân có điều kiện đón các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc đầm ấm. Tổ chức nhiều đoàn đến thăm các chùa Khmer, gia đình chính sách khó khăn, người có uy tín. Riêng năm nay lãnh đạo tỉnh, huyện đã đến thăm chúc mừng 37 chùa Khmer, 40 người có uy tín và 30 hội chính sách vùng dân tộc với tổng 165 phần quà, trị giá 130 triệu đồng”.
Tại mỗi nơi đến thăm lãnh đạo huyện Tri Tôn thông tin tình hình phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch của huyện, trong đó trân trọng sự đóng góp của bà con Khmer và các chùa đã tiếp sức cho chính quyền tuyên truyền vận động người dân chăm lo lao động sản xuất, vươn lên cuộc sống, chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp.
Đại đức Chau Ráp, sư cả chùa Bưng, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, cho biết: “Thời gian qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống người dân trong phum sóc, như thường xuyên tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cho bà con hiểu biết và thực hiện tốt. hỗ trợ nhà ở, cấp vốn vay phát triển kinh tế gia đình, tặng quà người dân khó khăn. Đặc biệt các dịp lễ tết đồng bào dân tộc, như lễ Sene Đolta năm nay chính quyền địa phương tổ chức các đoàn đến thăm tặng quà nhà chùa, các vị sư sãi, và tổ chức Tết Quân-Dân tạo không khí vui tươi phấn khởi, nên bà con phật tử rất vui, rất biết ơn đến Đảng và Nhà nước”.
Đặc biệt là trong điều kiện đời sống kinh tế của bà con dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Tri Tôn vẫn còn nhiều khó khăn do vừa trải qua đại dịch COVID-19, chính vì vậy, những lời thăm hỏi, những phần quà tuy giá trị chưa lớn, nhưng đã mang lại ý nghĩa lớn đối với bà con dân tộc Khmer trong dịp lễ Sene Đolta năm nay.
Ông Pông Tôk, người dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn chia sẻ: “Không chỉ lễ Sene Đolta mà còn các dịp lễ khác, chính quyền địa phương đều quan tâm đến bà con Khmer ở vùng này. Có khi đem quà đến tặng, rồi chúc mừng, dặn dò cách sống làm sao để cuộc sống phát triển hơn, không còn đói nghèo, nên người dân rất là mừng, cố gắng thực hiện cho được các ý kiến dặn dò của chính quyền địa phương, tuyên truyền con cháu, bà con trong phum sóc tích cực chí thú làm ăn và tham gia các phong trào do địa phương phát động”.
Bên cạnh hoạt động thăm hỏi, tặng quà, dịp lễ Sene Đolta năm 2022 này huyện Tri Tôn còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí như chương trình biểu diễn dù lượn với chủ đề “Bay giữa mùa lễ hội” tại Khu Thể thao du lịch Tà Pạ - Soài Chek, xã Núi Tô, qua đó mong muốn mang lại cho đồng bào dân tộc có một mùa lễ Sene Đolta an vui, hạnh phúc.
Trò chơi đội cà ôm lấy nước
Bà Néang Sâm Bô, Trưởng Phòng Dân Tộc huyện Tri Tôn, cho biết thêm: “Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương rất mong muốn cho bà con vùng dân tộc đón lễ Sene Đolta ấm cúng, thắm tình đoàn kết. Đồng thời phát huy nét đẹp truyền thống chung tay cùng đồng bào dân tộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các lễ hội, thu hút phát triển du lịch nhân các lễ hội truyền thống. Mong muốn của chính quyền địa phương là người dân thấu hiểu được sự quan tâm từ đó tự thân vươn lên phấn đấu lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng phum sóc ngày càng văn minh giàu đẹp”.
Toàn huyện Tri Tôn có trên 34% dân số là đồng bào dân tộc Khmer sinh sống tại 10/15 xã, thị trấn của huyện. Lễ Sene Đolta năm nay diễn ra trong bối cảnh điều kiện kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn, nhưng tin rằng, với sự quan tâm của tỉnh, huyện và các địa phương, bà con dân tộc Khmer huyện miền núi Tri Tôn sẽ đón lễ Sene Đolta năm 2022 trong an lành, hạnh phúc, giúp huyện Tri Tôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Khmer, giữ gìn tốt khối đoàn kết giữa các dân tộc tại địa phương.
Châu Phong